Khi đến khu đô thị có căn nhà được rao bán với chiêu thức trao thưởng trên, các nhân viên bất động sản có mặt ở dự án này đều biết về thông báo của chủ nhà. Tuy nhiên, những người này cũng bày tỏ nghi hoặc không biết khi giao dịch mua bán xong xuôi, chủ nhà có chịu giữ lời hứa hay không.
Theo một nhân viên công ty bất động sản, căn hộ này thuộc tòa chung cư của giai đoạn 3 trong dự án khu đô thị Yangang River ở Thượng Hải và hoàn thành năm 2009.
Cả tòa chung cư cao 30 tầng, nằm ở giữa các tòa khác. Căn hộ được chủ nhà rao bán là 136m2, ngoài ra trong tòa nhà này có các căn hộ 151 và 270m2. Giá bán khoảng 164.000 tệ/m2 (530 triệu đồng/m2).
Căn hộ được rao 22,3 triệu tệ có 3 phòng ngủ, ban công hướng Bắc nhìn ra đường, còn hướng Nam nhìn ra mảng xanh và bể bơi của khu đô thị. Bên ngoài được quy hoạch cẩn thận, không gian xanh chiếm 43% và toàn bộ khu đô thị có 21 tòa chung cư khác nhau.
Về thông tin trao thưởng cho đại lý bất động sản nếu tìm được người mua, nữ chủ nhà cho hay, thông tin do chồng bà đăng tải và không biết gì về điều này. Chồng là doanh nhân muốn chuyển đến căn hộ khác rộng hơn nên muốn bán căn hộ này.
Theo số liệu của công ty bất động sản Shanghai Centaline, lượng giao dịch nhà ở đã qua sử dụng giảm 65,8% so với năm ngoái. Cho nên, những người bán sẽ đưa ra các cách khác nhau để có thể tìm được khách hàng sớm nhất.
Quang Anh(Theo HSW)
Bác sĩ Thanh Ngọc cho hay, loãng xương là kết quả từ sự mất cân bằng giữa quá trình tạo xương và quá trình hủy xương, trong đó hủy xương chiếm ưu thế.
Bác sĩ Cao Thanh Ngọc cho biết, loãng xương có 2 nhóm: nguyên phát và thứ phát. Loãng xương nguyên phát là những yếu tố không thay đổi được như di truyền, tiền sử gãy xương sau tuổi 30 hoặc giới tính. Loãng xương thứ phát do bệnh lý (cường giáp, cường cận giáp, suy thận,…), thuốc điều trị bệnh (corticoid), lối sống kém lành mạnh (hút thuốc lá, nghiện rượu bia, hay té ngã),...
Đây là căn bệnh diễn tiến thầm lặng, không có triệu chứng đặc trưng. Khi mật độ xương giảm nặng sẽ gây ra những cơn đau dai dẳng, các biến chứng như biến dạng xương, đau cột sống do gãy lún đốt sống, các thay đổi như giảm chiều cao, gù,… Điều đáng nói là, có khoảng 80% người bệnh vẫn chưa được chẩn đoán và điều trị.
Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Châu Tuấn, Khoa Nội cơ xương khớp, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, gãy xương do loãng xương thường xuất hiện ở các vị trí xương xốp và chịu lực như xương cột sống, xương vùng hông và xương cẳng tay.
Đây cũng là nguyên nhân gây ra những cơn đau mãn tính, gây tàn phế, làm giảm chất lượng cuộc sống, gây phụ thuộc và làm tăng nguy cơ tử vong của người bệnh.
Theo bác sĩ Cao Thanh Ngọc, trước đây, nhiều người vẫn nghĩ loãng xương là bệnh phổ biến ở phụ nữ sau mãn kinh và người lớn tuổi. Tuy nhiên ngày nay, căn bệnh đã “phủ sóng” đến những người trẻ. Loãng xương ở người trẻ thường là loãng xương thứ phát.
Cụ thể, người trẻ bị loãng xương do bệnh lý nội tiết, thận mạn tính, những bệnh mạn tính về khớp hoặc bệnh tự miễn. Bên cạnh đó, cũng có nguyên nhân do lười vận động, sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá…; các bạn nữ thích ăn kiêng, có thói quen che chắn quá kỹ mỗi khi ra ngoài nên da không có điều kiện tiếp xúc với ánh nắng mặt trời dẫn đến bị thiếu vitamin D trầm trọng.
“Tất cả những yếu tố này làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, trao đổi chất của cơ thể, cũng như làm mất cân bằng giữa quá trình tạo xương, hủy xương và có thể dẫn đến loãng xương”, bác sĩ Ngọc nói.
Bác sĩ khuyến cáo, một số đối tượng cần tiến hành đo mật độ xương sớm để tầm soát và đánh giá loãng xương. Cụ thể như: phụ nữ trên 65 tuổi hoặc nam giới trên 70 tuổi, nữ giới mãn kinh, nam giới từ 50 – 69 tuổi có yếu tố nguy cơ loãng xương, người trên 50 tuổi từng bị gãy xương...
Trong quá trình điều trị, người bệnh được kết hợp dùng thuốc và thực hành vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, bổ sung dinh dưỡng... Ngoài ra, cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, duy trì thói quen vận động cơ thể để tăng sức bền, khả năng giữ thăng bằng và tránh hút thuốc lá, sử dụng rượu bia.
Các mục tiêu cơ bản cho giai đoạn đến năm 2025 và đến năm 2030 của 3 trụ cột Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số cũng đã được UBND tỉnh Long An đề ra trong Chương trình chuyển đổi số của tỉnh.
Theo đó, về phát triển Chính quyền số, Long An đặt mục tiêu đến năm 2025, 100% thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu triển khai dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4; 80% dịch vụ công trực tuyến mức 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; 80% giao dịch trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử của tỉnh được xác thực điện tử.
Cũng đến 2025, 90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã trên địa bàn Long An sẽ được xử lý trên mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước); 100% cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp huyện xây dựng và triển khai hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành…
Với trụ cột kinh tế số, mục tiêu đến năm 2025 của Long An là kinh tế số đóng góp 20% GRDP toàn tỉnh, năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7% và tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%.
Song song với đó, 90% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ứng dụng CNTT trong sản xuất kinh doanh và 70% doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tiếp cận và tham gia các hoạt động giao dịch điện tử trên mạng vào năm 2025.
Về phát triển xã hội số, mục tiêu đến năm 2025 hạ tầng băng rộng cáp quang sẽ phủ trên 90% hộ gia đình, 100% cấp xã. Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh; cơ bản các hộ gia đình trên toàn tỉnh được phổ cập Internet; 100% người dân trưởng thành đảm bảo điều kiện được phổ cập điện thoại thông minh.
Đồng thời, đến năm 2025, một nửa người dùng smartphone tại Long An được tiếp cận với các dịch vụ chính quyền điện tử, đô thị thông minh. Tỷ lệ người dân Long An có tài khoản tham gia vào hoạt động thanh toán điện tử là 50% vào năm 2025.
8 lĩnh vực được Long An ưu tiên chuyển đổi số
Cũng tại Chương trình chuyển đổi số tỉnh Long An, UBND tỉnh đã vạch ra các nhóm nhiệm vụ, giải pháp sẽ được tập trung triển khai trong thời gian tới, bao gồm: phát triển nền tảng cho chuyển đổi số, phát triển Chính quyền số, phát triển kinh tế số và phát triển xã hội số.
Trên quan điểm xác định nhận thức đóng vai trò quyết định trong chuyển đổi số, Long An đã đề ra hàng loạt giải pháp để chuyển đổi nhận thức, góp phần thiết lập nền tảng cho chuyển đổi số.
Cụ thể, trong Chương trình, UBND tỉnh Long An nêu rõ, chuyển đổi số phải bắt đầu từ nhận thức vai trò người đứng đầu các cơ quan, đơn vị. Người đứng đầu chịu trách nhiệm trực tiếp về chuyển đổi số trong cơ quan, tổ chức, lĩnh vực, địa bàn mình phụ trách.
Quan điểm chuyển đổi số thực hiện trên phương châm “4 không 1 có”: làm việc không giấy tờ, hội họp không tập trung nhiều, dịch vụ công không gặp mặt, thanh toán không dùng tiền mặt và luôn có câu hỏi thông tin, dữ liệu được tiếp cận đã được số hóa chưa?
Cùng với đó, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải cam kết đổi mới, cho phép thử nghiệm cái mới, ứng dụng công nghệ mới vì mục tiêu phát triển bền vững, liên kết các thành phần khác nhau theo mô hình kinh tế tuần hoàn; thúc đẩy phát triển công nghiệp sáng tạo trong ngành, lĩnh vực, địa phương mình phụ trách.
Cũng để chuyển đổi nhận thức về chuyển đổi số, thời gian tới, Long An sẽ tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm giới thiệu kiến thức cơ bản về chuyển đổi số, nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao nghiệp vụ quản lý nhà nước trên nền tảng chuyển đổi số cho các cấp lãnh đạo từ tỉnh đến xã; tổ chức các chương trình phổ biến kiến thức về các công nghệ số, các loại mô hình kinh tế số đổi mới sáng tạo…
Đặc biệt, UBND tỉnh Long An đã xác định 8 lĩnh vực sẽ ưu tiên chuyển đổi số, gồm có: y tế, giáo dục, giao thông vận tải, nông nghiệp, tài nguyên và môi trường, văn hóa thể thao và du lịch, logistics, năng lượng.
Trong mỗi lĩnh vực ưu tiên, UBND tỉnh Long An đều nêu cụ thể các nhiệm vụ cần triển khai. Đơn cử như, các nhiệm vụ chính trong chuyển đổi số y tế là: phát triển hạ tầng CNTT ngành y tế, xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh thông minh, xây dựng hệ thống khám chữa bệnh thông minh của tỉnh…
Chương trình chuyển đổi số tỉnh Long An xác định tầm nhìn đến năm 2030, Long An hoàn thiện mô hình Chính quyền số, xã hội số; đô thị thông minh trở thành mô hình phổ biến trong điều hành, vận hành hệ thống quản lý nhà nước và xã hội. Cùng với đó, kinh tế số trở thành phương thức cốt lõi để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội; ICT là đột phá; công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao là nền tảng." alt=""/>Long An sẽ triển khai mô hình chuyển đổi số điểm tại Sở TT&TT và 3 phường, xã